NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

32 Đặng Thái Thân, Phú Hậu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam - Xem trên bản đồ
3 Đánh giá

Mô tả

Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc có từ thời phong kiến được biểu diễn phục vụ trong cung đình vào những dịp lễ như: Đại triều, Thường triều, Tế giao, Tế miếu. Nhạc có lời hát tao nhã cùng điệu thức cao sang, quý phái góp phần tạo sự sang trọng cho các buổi lễ. Đây còn là biểu tượng của vương quyền và sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Chính vì thế Nhã nhạc cung đình Huế rất được các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng.

Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại vào giữa tháng 12/2003 và lễ đón bằng công nhận được tổ chức tại thủ đô Paris nước Pháp vào ngày 31/1/2004.

Đây là vinh dự và niềm tự hào to lớn cho Huế cũng như dân tộc Việt Nam. Đồng thời, sự vinh danh này còn góp phần tạo nên sức hút, nét hấp dẫn rất riêng cho ngành du lịch của thành phố Huế cổ kính và thơ mộng. 

Lịch sử hình thành của Nhã nhạc cung đình Huế  

Theo sử sách ghi lại, Nhã nhạc cung đình Huế có quá trình hình thành và phát triển theo từng giai đoạn qua các triều đại Lý - Trần. Các thế hệ kế thừa tiếp tục gìn giữ, bổ sung sáng tạo và phát triển loại hình nghệ thuật này ngày càng phong phú, tinh tế đạt đỉnh cao vào triều đại Nhà Nguyễn.

Lịch sử hình thành nhã nhạc qua các thời đại phong kiến 

  • Dưới thời Lý: Nhã Nhạc Cung Đình có từ thời Lý (giai đoạn 1010 - 1225) và bắt đầu hoạt động có quy củ về sau. Ở thời này, Nhã Nhạc có lời hát tao nhã, điệu thức cao sang là biểu tượng cho sự trường tồn, hưng thịnh và quyền lực của quân chủ phong kiến.
  • Dưới thời Lê: Nhã Nhạc Cung Đình vào thời Lê (giai đoạn 1427 - 1788) được dành riêng cho giới quý tộc, bác học. Thể loại nhạc có kết cấu phức tạp, chặt chẽ với quy mô tổ chức rõ ràng, chi tiết. Từ triều Lê, Nhã Nhạc được phân định ra nhiều thể loại riêng biệt như: Giao nhạc, Đại triều nhạc, Miếu nhạc, Đại yến nhạc, Thường triều nhạc, Cửu nhật nguyệt lai trùng nhạc… Tuy nhiên vào cuối Triều Lê, Nhã Nhạc không còn giữ được sự phát triển mà bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái, nhạt phai do nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Dưới thời Nguyễn: Nhã nhạc cung đình Huế phát triển mạnh mẽ trở lại và được tổ chức bài bản vào triều Nguyễn (giai đoạn 1802 - 1945). Đặc biệt vào nửa đầu thế kỷ XIX, triều đình vua Gia Long đã biết sử dụng thể loại âm nhạc bác học này để “di dưỡng tinh thần” khi mới lập nghiệp ở phương nam. 

Từ đây nhã nhạc đã gắn liền với cung đình Huế và phát triển theo mô thức quy phạm đúng chuẩn, có hệ thống, bài bản với hàng trăm nhạc chương. Giai đoạn này cũng là bước chuẩn bị quan trọng, tạo tiền đề phát triển cho âm Nhạc Cung Đình qua các đời vua sau.  

Nhã nhạc cung đình Huế hiện nay

Ngày nay, Nhã nhạc cung đình Huế với các hình thức như dàn nhạc, ca chương, bài bản, vũ khúc được diễn xướng trong nhiều dịp như: Festival Huế, lễ hội Phật giáo, lễ hội dân gian, âm nhạc thính phòng…

Nhã nhạc còn được trình diễn trong các nghi thức ngoại giao, biểu diễn phục vụ khách du lịch và dân địa phương trong các dịp đại lễ và tết cổ truyền… Chính vì thế, Nhã nhạc ngày nay vẫn có điều kiện và không gian diễn tấu phong phú. Giá trị nghệ thuật vẫn được giữ gìn, trường tồn và tiếp tục phát huy. 

Nếu có dịp đến Huế, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức, cảm nhận về Nhã Nhạc Cung Đình qua những tiết mục đặc sắc bên cạnh việc khám phá nét đẹp cố đô và các món ăn đặc sản.  

Xem Nhã nhạc cung đình Huế ở đâu?

  • Nhã nhạc cung đình Huế trên sông Hương 

 

Đây là địa chỉ quen thuộc được nhiều du khách lựa chọn để thưởng thức Nhã nhạc cung đình Huế. Du khách sẽ mua vé lên thuyền rồng, dạo quanh sông Hương thơ mộng và thưởng thức Nhã nhạc cùng các thể loại âm nhạc khác do ca sĩ biểu diễn. 

  • Duyệt Thị Đường

Duyệt Thị Đường là nhà hát đầu tiên mở cửa biểu diễn Nhã nhạc được xây dựng dưới triều Nguyễn, cách đây gần 200 năm. Đây cũng chính là một trong những không gian diễn xướng cổ nhất Việt Nam và là nơi biểu diễn nhiều thể loại nghệ thuật như tuồng, múa, nhã nhạc cho nội cung vua. Đến với Duyệt Thị Đường, du khách sẽ thực sự ấn tượng với không gian hoành tráng, trang trọng và không khí linh thiêng. 

Thời gian:

  • Tại sông Hương: 18:00, 19:00 hoặc 20:00
  • Tại Duyệt Thị Đường: 10:00 – 10:40 và 15:00 – 15:40

 

Vị trí

Nhận xét

3,3/5

Trung bình
từ 3 đánh giá
Xuất sắc
2
Rất tốt
0
Trung bình
0
Tệ
0
Quá tệ
0
Hiển thị 1 - 3 trên tổng 3
10/11/2021 16:54
Rất hay

Quá đẹp và quá cổ kính Hi vọng sẽ được trở lại nơi đây

10/11/2021 16:52
Nhã Nhạc Cung Đình

Đây là một nhà hát phục vụ các vở tuồng cung đình cho vua chúa và các quan lại nhà Nguyễn, được xây dựng vào năm 1826, tức là cách đây gần 200 năm. Đến thời Việt Nam Công Hòa thì dường như Duyệt Thị Đường đã bị phá hủy khá nhiều do chính phủ Cộng Hòa lúc đó lấy nơi đây làm viện học âm nhạc, đập phá và tái xây dựng lại một phần của nhà hát nhằm làm nơi ở cho giáo viên. Hiện tại thì sau gần 200 năm, nhà hát này đã không còn như xưa nữa, mặc dù nhà nước đã cố gắng trùng tu lại trong nhìu năm, nhưng với một chút dư âm của không khí hoài cổ, hình ảnh, và những vở tuồng cổ được phục dựng lại tại nơi đây thì cũng có thể mang du khách đến với một trong những dấu tích xưa cổ của vương triều nhà Nguyễn của thế kỷ 18

10/11/2021 16:51
Nhã nhạc cung đình

Nhà hát thời vua chúa đẹp và lộng lẫy.... Một cảnh quay của film “Giá Già Lắm Chiêu V” đã quay tại đây

Bạn phải đăng nhập để viết đánh giá
Giá vé
từ  100.000 ₫

System Admin Đã xác minh

Thành viên Kể từ Oct 2021

Máy chủ tin nhắn
từ
100.000 ₫
3 Đánh giá
Tin nhắn {{unread_count}}
Trò chuyện với: {{currentConversation.display_name}}
{{chat.display_name ? chat.display_name[0] : ''}}

{{chat.display_name}}

Bạn: {{chat.last_message.content}}

{{chat.unread_count }}