BẢO TÀNG ĐIÊU KHẮC CHĂM ĐÀ NẴNG

số 2 đường 2 tháng 9, quận Hải Châu, Đà Nẵng - Xem trên bản đồ
1 Đánh giá

Mô tả

Toà nhà đầu tiên của bảo tàng được xây dựng vào năm 1915. Thật ra, hơn 20 năm trước đó, nhiều hiện vật điêu khắc Chăm tìm thấy trong vùng Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh lân cận đã được tập trung về địa điểm này, với tên gọi là công viên Tourane. Việc thu thập những tác phẩm điêu khác Chăm bắt đầu từ những năm cuối thế kỉ XIX là công lao của những người Pháp yêu ngành khảo cổ học, đặc biệt là những người làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp. Một số hiện vật điêu khắc Chăm đã được chuyển về Pháp, một số khác được chuyển ra Bảo tàng Hà Nội và Bảo tàng Sài Gòn nhưng phần nhiều những tác phẩm tiêu biểu vẫn còn để lại tại Đà Nẵng

Ý tưởng về xây dựng ở Đà Nẵng một nhà bảo tàng cho các tác phẩm điêu khắc Chăm đã manh nha từ năm 1902 với một đề án của của EFEO, trong đó có sự đóng góp lớn của Henri Parmentier, chủ nhiệm Khoa Khảo cổ của EFEO. Toà nhà đầu tiên được xây dựng theo thiết kế của hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair, trên cơ sở gợi ý của Parmentier về việc sử dụng một số đường nét của kiến trúc Chăm; và mặc dù đã trải qua nhiều lần mở rộng nhưng toàn bộ toà nhà và phong cách kiến trúc ban đầu của bảo tàng vẫn còn giữ lại cho đến ngày nay

Lần mở rộng thứ nhất được tiến hành vào những năm giữa thập kỷ 1930 nhằm đủ chỗ để trưng bày thêm những hiện vật mới được thu thập trong những năm 1920, 1930. Không gian của toà nhà bảo tàng gần 1000 m2 đã được bố trí thành những khu vực trưng bày, gồm các Phòng Trà Kiệu, Phòng Mỹ Sơn , Phòng Đồng Dương, Phòng Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum. Năm 2002, một tòa nhà 2 tầng được xây nối thêm vào phía sau, tăng thêm hơn 1000 m2 để trưng bày các hiện vật sưu tầm sau năm 1975.

Từ năm 2005, một kế hoạch nâng cấp bảo tàng đã được khởi động. Với sự trợ giúp của các chuyên gia Pháp thuộc dự án FSP, hai phòng Mỹ Sơn và Đồng Dương được cải tạo và khánh thành năm 2009. Đến năm 2016, một dự án tổng thể do thành phố Đà Nẵng đầu tư đã trùng tu toàn diện các toà nhà và chính lý, nâng cấp các phòng trưng bàu với nỗ lực nhằm tạo sự kiên kết các toà nhà của bảo tàng trong một lộ trình tham quan tổng thể, góp phần trưng bày chính là các bộ sưu tập điêu khách Chăm và các phòng chuyên đề về văn khắc, gốm và âm nhạc, lễ hội, nghề truyền thống của đồng bào Chăm hiện nay. Không gian giành cho biểu diễn và hoạt động giáo dục được đặt ở tầng hai và khu dịch vụ bố trí đặt ở sân vườn

Năm 2011, Bảo tàng đã được xếp vào danh sách các bảo tàng hạng 1 tại Việt Nam, khẳng định vai trò và những đóng góp của Bảo tàng Điêu khắc Chăm trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá

 

Excludes
Không mang theo vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, các chất độc hại như axit, chất ăn mòn, đồ đạc quá khổ và các vật dụng nguy hiểm khác vào Bảo tàng.
Không mang hành lý có kích thước lớn vào Bảo tàng. Các loại hành lý xách tay trên 03 kg phải gửi tại quầy để hành lý (tiền và những vật phẩm có giá trị cao cần đem theo người).
Không hút thuốc, mặc áo mưa, ăn uống trong các phòng trưng bày. Giữ vệ sinh chung và bỏ rác đúng nơi quy định. Không bán hàng rong trong khuôn viên Bảo tàng.
Không mang theo băng rôn, biểu ngữ, vật nuôi vào Bảo tàng. Không gây ồn ào khi tham quan Bảo tàng
Không sờ vào hiện vật, không leo trèo, ngồi trên bục bệ trưng bày hiện vật trong Bảo tàng.
Không sử dụng chân máy ảnh, đèn flash để chụp ảnh. Các chương trình quay phim, chụp ảnh đặc biệt phải được sự đồng ý của Lãnh đạo Bảo tàng.
Không tự ý tổ chức các hoạt động vui chơi, văn hóa, văn nghệ trong khuôn viên Bảo tàng khi chưa được sự cho phép của Lãnh đạo Bảo tàng.
Không trèo cây, bẻ cành, ngắt hoa, hái quả... trong khuôn viên Bảo tàng.

Vị trí

Nhận xét

5,0/5

Xuất sắc
từ 1 đánh giá
Xuất sắc
1
Rất tốt
0
Trung bình
0
Tệ
0
Quá tệ
0
Hiển thị 1 - 1 trên tổng 1
10/11/2021 23:12
Bảo tàng chăm

Có thể nói, Bảo tàng Điêu khắc Chăm là công trình kiến trúc hết sức độc đáo, hình thành từ cách đây hơn 100 năm, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hóa. Khoảng những năm cuối thế kỷ XIX, những hiện vật điêu khắc như các mảng đài thờ, tượng đá ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng bắt đầu được những người Pháp yêu ngành khảo cổ học thu thập, tập trung lại. Tháng 7 năm 1915, một bảo tàng cho tác tác phẩm điêu khắc Chăm tại Đà Nẵng chính thức được xây dựng với sự giúp đỡ của Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) ở Hà Nội. Đến năm 1919 thì tòa nhà đầu tiên của Bảo tàng chính thức hoàn thành theo thiết kế của hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair. Sau đó, Bảo tàng trải qua 2 lần mở rộng nữa, nhưng vẫn giữ được phong cách kiến trúc ban đầu cho đến ngày nay. Lần mở rộng thứ nhất được tiến hành vào những năm đầu thập kỷ 1930, hoàn thành vào năm 1936. Bảo tàng được xây dựng thêm hai phòng trưng bày hai bên, thẳng góc về phía trước của tòa nhà cũ, nhằm đủ chỗ để trưng bày thêm những hiện vật mới được thu thập về trong những năm 1920, 1930. Lúc bấy giờ, hiện vật được phân loại để trưng bày theo nguồn gốc địa điểm nơi chúng được phát hiện hoặc khai quật. Không gian của tòa nhà bảo tàng gần 1000 m2 đã được bố trí thành những khu vực trưng bày, tạm gọi tên như sau: Phòng Mỹ Sơn - Quảng Trị, Phòng Trà Kiệu, Phòng Đồng Dương, Phòng Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum. Ngoài ra còn có một phòng nhỏ làm kho. Cách bố trí không gian trưng bày này cơ bản vẫn được duy trì cho đến hiện nay. Lần mở rộng thứ hai, Bảo tàng được xây thêm một tòa nhà hai tầng ở phía sau khu nhà cũ, với diện tích sử dụng khoảng 2.000 m2 dành cho việc trưng bày và hơn 500 m2 dành làm kho, xưởng phục chế và phòng làm việc. Tại tầng 1 của khu nhà mới này hiện đang trưng bày những hiện vật trước đó còn để trong kho và một số hiện vật sưu tầm được sau năm 1975. Tầng 2 trưng bày về văn hóa Chăm đương đại bao gồm sưu tập về trang phục, nhạc cụ và hình ảnh lễ hội của đồng bào dân tộc Chăm. Trước năm 2007, Bảo tàng Điêu khắc Chăm là một bộ phận của cơ quan Bảo tàng Đà Nẵng. Ngày 02 tháng 7 năm 2007, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng có Quyết định số 5070/QĐ-UBND về việc thành lập Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, là một đơn vị độc lập với Bảo tàng Đà Nẵng, trực thuộc Sở Văn hóa - Thông tin, nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng. Cuối năm 2011, Bảo tàng Điêu khắc Chăm được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là bảo tàng loại 1 (12/119 bảo tàng trên cả nước). Hiện nay, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng lưu giữ gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ, hầu hết các tác phẩm điêu khắc là những tác phẩm nguyên bản trên 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng, phần lớn là sa thạch, có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau. Phía ngoài khuôn viên của Bảo tàng, các mảng đài thờ, tượng đá được xếp đặt rải rác, hài hòa với không gian thoáng mát và trong lành, xen kẽ giữa những cây cổ thụ, làm tăng thêm vẻ cổ kính, bí ẩn của Bảo tàng. Bên trong tòa nhà Bảo tàng trưng bày gần 500 hiện vật, được phân chia thành các phòng trưng bày: Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định. Hơn 1.200 hiện vật còn lại được lưu giữ cẩn thận trong kho. Bảo tàng Điêu khắc Chăm còn là nơi lưu giữ 3 bảo vật quốc gia thuộc nền Văn hóa Chămpa, đó là Tượng Bồ tát Tara, Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu. Tìm hiểu và khám phá Bảo tàng Điêu khắc Chăm, chúng ta như lạc vào một kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo không chỉ của thành phố Đà Nẵng, của Việt Nam, mà còn của cả thế giới. Đến bảo tàng, như thấy lại cả quá khứ vàng son của một dân tộc mà lòng say mê và khả năng sáng tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao. Thế giới thần linh kỳ bí, những câu chuyện bằng hình ảnh, các biểu tượng tôn giáo,... tất cả đều sống động, chi tiết.

Bạn phải đăng nhập để viết đánh giá

System Admin Đã xác minh

Thành viên Kể từ Oct 2021

Máy chủ tin nhắn
từ
60.000 ₫
1 Đánh giá
Tin nhắn {{unread_count}}
Trò chuyện với: {{currentConversation.display_name}}
{{chat.display_name ? chat.display_name[0] : ''}}

{{chat.display_name}}

Bạn: {{chat.last_message.content}}

{{chat.unread_count }}