BẢO TÀNG GỐM SỨ MẬU DỊCH

80 Trần Phú, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam - Xem trên bản đồ
0 Đánh giá

Mô tả

Năm 1995 Bảo tàng chuyên đề Gốm sứ Mậu dịch được hình thành với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản. Với 368 hiện vật có niên đại từ thế kỷ IX -X đến thế kỷ XIX được tìm thấy ở các điểm khảo cổ tại Hội An đã phản ánh sinh động về con đường gốm sứ mậu dịch trên biển vào các thế kỷ trước, khi Hội An còn là tụ điểm giao lưu thương mại trên biển của các thương thuyền Đông-Tây-Á-Âu. Đây là ngôi nhà hai tầng tiêu biểu với ban công bằng gỗ xây dựng vào khoảng thế kỷ XIX. Ở đây, có thể thấy được tổng thể không gian điển hình của kiến trúc nhà cổ ở Hội An, được chia làm 3 phần: nhà trước, nhà sau và nhà cầu. Sân trời được bố trí giữa nhà trước và nhà sau, bếp và khu vệ sinh ở phía sau cùng.

Gốm men Việt Nam đã có lịch sử dài non 2000 năm. Nhưng cho đến nay, các nhà khảo cổ mới chỉ tìm thấy gốm Việt Nam gia nhập vào thị trường gốm thương mại bắt đầu từ thế kỷ 14. Bằng chứng sớm nhất của gốm thương mại Việt Nam là mảnh gốm hoa lam tìm thấy trong ngôi mộ ở Dazaifu (Nhật Bản). Ngôi mộ này có niên đại 1.130. Hai thế kỷ sau - thế kỷ 15 và 16 có thể được coi là thời kỳ rực rỡ nhất của gốm thương mại Việt Nam.Trong hai thế kỷ này, gốm Việt Nam đã được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, Trung Cận Đông và chắc chắn đến cả các nước Châu Âu. Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 32 địa điểm khảo cổ học ở Đông Nam Á có gốm Việt Nam bao gồm: Malaysia 9 địa điểm, Brunei 2 địa điểm, Indonesia 11 địa điểm, Phillipine 10 địa điểm.

Gốm thương mại Việt Nam thế kỷ 15 - 16 đã được xác định là được sản xuất từ các trung tâm lớn như Hải Hưng, Bát Tràng ở phía Bắc và Bình Định ở phía Nam. Trung tâm Hải Hưng đã đóng vai trò chính trong việc sản xuất gốm thương mại Việt Nam ở giai đoạn này với các lò nổi tiếng như Chu Đậu, Hợp Lễ, Cậy... Sản phẩm của các lò này là gốm hoa lam, gốm vẽ màu trên men. Trung tâm gốm Bình Định với các lò: Gò Sành, Gò Trường Cửu, Gò Hời, Gò Cây Me... Sản phẩm các các lò này là gốm đơn sắc có màu xanh ngọc và màu vàng nâu. Bước sang thế kỷ 17, gốm thương mại Việt Nam đột nhiên vắng bóng trên thị trường thế giới. Cho đến nay mới chỉ tìm thấy gốm Việt Nam giai đoạn này ở Nhật Bản. Thị trường gốm Nhật Bản tiếp tục nhập các sản phẩm của lò gốm Hợp Lễ (Hải Hưng) với các loại bát, đĩa vẽ hoa cúc bằng màu lam lẫn rỉ sắt trên nền men trắng đục và đồ sành của các lò ở miền Trung như Mỹ Xuyên, Phước Tích...(Thừa Thiên Huế). Như vậy là trong vòng 4 thế kỷ, gốm thương mại Việt Nam đã góp phần không nhỏ thúc đẩy sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các dân tộc.

Địa chỉ : Số 80 đường Trần Phú - TP Hội An - Quảng Nam

Điện thoại liên hệ : 05103862944

Mở của từ 7h00 đến 21h00 tất cả các ngày trong tuần

Vị trí

Nhận xét

0/5

Chưa review
từ 0 đánh giá
Xuất sắc
0
Rất tốt
0
Trung bình
0
Tệ
0
Quá tệ
0
Bạn phải đăng nhập để viết đánh giá
Giá vé
từ  0 ₫

System Admin Đã xác minh

Thành viên Kể từ Oct 2021

Máy chủ tin nhắn
từ
0 ₫
0 Đánh giá
Tin nhắn {{unread_count}}
Trò chuyện với: {{currentConversation.display_name}}
{{chat.display_name ? chat.display_name[0] : ''}}

{{chat.display_name}}

Bạn: {{chat.last_message.content}}

{{chat.unread_count }}